Giới thiệu về bao đựng gạo
Bao đựng gạo có nhiều loại, sử dụng nhiều nhất là loại bao pp dệt và bao bì màng ghép. Với trọng lượng nhỏ hơn 10kg thì thường sử dụng được cả hai loại trên. Trọng lượng lớn hơn 10kg thì thường sử dụng vật liệu là pp dệt. Đối với bao bì gạo cao cấp hoặc xuất khẩu thì sao? Trường hợp này sử dụng vật liệu pp dệt ghép màng BOPP nhằm tạo tính thẩm mỹ và sắc nét cho sản phẩm. Với tiêu chuẩn cao hơn nữa thì có thể lồng PE hoặc HDPE vào trong bao bì PP dệt. Bao bì gạo dùng cho thị trường nội địa cũng được làm từ vật liệu pp dệt. Loại bao bì này có tráng hoặc không tráng PP sau đó in hoặc không in Flexo.
Tầm quan trọng của bao đựng gạo
Ngày xưa, sản phẩm gạo chỉ cần đựng trong một bao bằng chất liệu bất kỳ là được. Ngày nay thì bao bì gạo ngoài tính năng chứa đựng, nó còn là công cụ marketing thương hiệu.
Ngày nay khi người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa, thì bao bì đựng gạo chính là một trong những lợi thế cạnh tranh. Yếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng trước tiên là mẫu mã bao bì đẹp. Sau đó mới đến các yếu tố khác như chất lượng gạo bên trong và giá bán của sản phẩm.
Vấn đề nan giải của nước ta là có lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Với điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho sản xuất lúa với 2 đồng bằng châu thổ lớn. Người nông dân có kinh nghiệm trồng lúa với nền văn hóa lúa nước từ lâu đời. Hiện Việt Nam đang đứng vị trí thứ ba trên thế giới về xuất khẩu gạo, tuy nhiên giá trị gạo Việt Nam lại rất thấp so với các nước khác?
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có tình trạng như vậy? Câu trả lời đơn giản là: gạo Việt Nam chưa có một thương hiệu nào cả. Chúng ta chủ yếu xuất thô sang các thị trường dễ tính nên giá trị cũng phải tương ứng theo. Chúng ta không đầu tư thương hiệu, không đầu tư hình ảnh, không đầu tư thông điệp và đặc biệt không đầu tư vào bao bì. Và đây chính là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp sản xuất gạo của Việt Nam.
Lý do phải đầu tư vào mẫu mã bao đựng gạo
Trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại FTA, CPTPP. Mở ra cho gạo Việt Nam cơ hội thâm nhập các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội về thị trường xuất khẩu mà cũng là thách thức của ngành gạo Việt Nam.
Vì vậy, các doanh nghiệp gạo Việt cần định hướng lại chiến lược kinh doanh của mình. Đặc biệt một yếu tố quan trọng không kém, đó là chiến lược đầu tư mạnh vào bao bì.
Tính năng, cấu trúc bao bì đựng gạo
Hiểu được thực trạng đó, Bao Bì Toàn Cầu luôn cố gắng hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp gạo Việt trong việc xây dựng một bao bì chuyên nghiệp. Bao bì BOPP in ống đồng – bao bì gạo xuất khẩu được thiết kế chuyên nghiệp, xây dựng một hình ảnh đặc trưng riêng của sản phẩm gạo Việt Nam.
Cấu trúc bao bì đựng gạo chắc chắn nhờ lớp vải PP dệt có độ bền dai, chịu va đập tốt. Đảm bảo không vì vỡ/bung trong quá trình đóng gói và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Chất lượng in ấn sắc nét với màu sắc bắt mắt, hình ảnh chất lượng cao. Mang tính thẩm mỹ cao, chân thực, gây ấn tượng và thu hút khách hàng.
Tính năng chống nước rất tốt, nhất là khi xuất khẩu cần phải duy chuyển trên biển dài ngày. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực bao bì, kết hợp cùng đội ngũ nhân viên trẻ – năng động – tâm huyết. Chúng tôi luôn mong muốn được đồng hành và mang đến cho các doanh nghiệp Việt một giải pháp đóng gói bao bì gạo Việt Nam toàn diện về chất lượng, hình ảnh. Hỗ trợ và nâng cao mức độ định vị thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Quy cách đóng gói của bao pp dệt đựng gạo
Quy cách thông thường và phổ biến nhất là: 1kg, 2kg, 5kgs, 10kgs, 20kgs, 25kgs và 50kgs. Nếu gạo do các công ty nước ngoài mua và đóng tại Việt Nam thì trọng lượng gạo đựng bên trong được tính theo đơn vị đo lường của họ.
Quý khách cần thêm thông tin về sản phẩm bao bì hoặc cần một giải pháp về nhãn hiệu sản phẩm đựng nông sản. Xin vui lòng liên hệ theo thông tin trên website baobigao.net. Thông tin về sản phẩm bao bì chúng tôi đã triển khai cho khách hàng đều được đánh giá cao.